Hiện nay trên thế giới có khoảng 1 – 2% dân số đang mắc phải chứng đổ mồ hôi nhiều, chủ yếu liên quan đến rối loạn hoạt động của hệ thần kinh thực vật. Đa số cho rằng đây không phải là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại chỉ cho đến khi họ nhận thức rõ về những tác hại mà nó gây ra. Vậy đổ mồ hôi nhiều là bệnh gì? Liệu có giải pháp nào khả thi để khắc phục hay bạn phải chấp nhận buông xuôi sống chung cả đời với căn bệnh này?
1. Nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều
Ra mồ hôi thực chất là một cơ chế tự làm mát và duy trì thân nhiệt ổn định. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng mỗi khi bạn bị sốt, vận động nhiều hay ở trong môi trường nóng bức… và quá trình bài tiết mồ hôi phụ thuộc hoàn toàn vào sự chỉ huy của hệ thần kinh giao cảm.
Với những người bị mắc chứng đổ mồ hôi nhiều thì lượng mồ hôi bài tiết lại vượt quá nhu cầu của cơ thể. Nguyên nhân là do nhánh giao cảm của hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức, làm sai lệch tín hiệu truyền đi khiến mồ hôi bài tiết liên tục không thể kiểm soát. Thuật ngữ quốc tế gọi bệnh lý này là Hyperhidrosis, chính là bệnh đổ mồ hôi nhiều.
Yếu tố nguy cơ gây tăng tiết mồ hôi
Đổ mồ hôi có thể do một số yếu tố khách quan và chủ quan tác động. Nếu bạn có những yếu tố nguy cơ dưới đây thì mồ hôi sẽ tăng tiết nhiều hơn:
– Thường xuyên căng thẳng tâm lý quá mức, lo âu kéo dài, thức khuya, mất ngủ, thiếu ngủ…
– Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người bị đổ mồ hôi nhiều thì con cái họ có 28% nguy cơ mắc chứng bệnh này.
– Tăng tiết mồ hôi thứ phát do các bệnh như đái tháo đường, cường giáp, gút, rối loạn nội tiết tuổi tiền mãn kinh, ung thư, nhiễm trùng… Trong những trường hợp này, điều trị tốt các bệnh lý nền thì mồ hôi cũng giảm tiết.
– Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ ăn chứa gia vị cay…
Tác hại của đổ mồ hôi nhiều
Ra mồ hôi nhiều có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không được điều trị tốt, cụ thể:
– Bệnh da liễu: Làn da ẩm ướt với nhiều mồ hôi và các chất bài tiết trên da là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm sinh sôi phát triển gây ra các vấn đề về da như mụn nhọt, ban sẩn, mề đay, nấm da…
– Mất nước: Lượng nước mất đi do tăng tiết mồ hôi toàn thân quá nhiều mà không được bổ sung đầy đủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chân tay bị chuột rút…
– Mùi cơ thể khó chịu: Bản thân mồ hôi không có mùi nhưng vi khuẩn phát triển trên da và bài tiết các sản phẩm thải sẽ gây ra mùi cơ thể khó chịu.
– Vấn đề tâm lý: Người bị ra mồ hôi toàn thân khó tránh khỏi tâm lý lo lắng, tự ti và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, tâm tính trở nên cáu bẳn, hay gắt gỏng và đáng lo ngại nhất là dẫn tới trầm cảm.
2. 5 mẹo dân gian “xử” mồ hôi trộm
Từ Đông y đến Tây y, đổ mồ hôi trộm được xếp vào những bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Do hệ thần kinh thực vật chưa hoàn thiện, dẫn đến dễ rối loạn. Hãy cùng THẾ GIỚI NƯỚC TỐT điểm qua 5 mẹo dân gian để đối phó với đổ mồ hôi trộm.
Tắm nắng
Tắm nắng giúp tổng hợp vitamin D, ngăn ngừa tình trạng đổ mồ hôi trộm.
Thời điểm tắm nắng thích hợp nhất là từ 6h30 – 7h30 buổi sáng mùa hè. Khi thời tiết hanh khô, bạn có thể tắm nắng muộn hơn một chút, khoảng từ 9-10h sáng.
Dùng lá đinh lăng
Thành phần trong gối gồm lá đinh lăng đã được phơi khô, sao vàng và hạ thổ, cùng với bông gòn theo tỷ lệ 50/50. Kiên trì gối đầu hoặc nằm khoảng 3 ngày đến 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Sử dụng nước rau má và lá dâu
Trong Đông y rau má và lá dâu tằm là 2 thực phẩm có thể trị chứng ra mồ hôi trộm.
Rau má và lá dâu phơi khô hoặc sấy khô, để trong lọ thủy tinh dùng dần. Mỗi lần dùng 10gr lá dâu tằm khô và 5gr rau má khô cho vào ấm cùng 200ml nước nấu sôi lấy nước uống. Mỗi lần sử dụng từ 5 đến 7 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
Bài thuốc từ lá lốt
Đặc tính nhiệt, mùi cay nồng, cùng tác dụng thải độc tố, lá lốt lại được ‘trọng dụng” trong các bài thuốc chữa chứng mồ hôi trộm.
Cách sử dụng: Đun sôi lá lốt với nước rồi cho tay, chân bé vào ngâm. Sử dụng liên tục trong nửa tháng, mồ hôi trộm sẽ được giảm bớt rất nhiều. Bên cạnh đó, mẹ có thể phơi khô nấu nước uống cho trẻ.
Cháo trai – Món ăn bài thuốc
Cách nấu cháo trai: 100g trai đã luộc chín, nặn hết ruột bẩn, thái nhỏ và ướp một chút muối. Sau đó cho trai vào xào thơm. Lấy nước luộc trai để nấu cháo. Cháo nhừ cho trai vào và nấu sôi, cuối cùng thêm một chút lá dâu. Cho bé ăn 2 lần/ngày và ăn cách ngày liên tục trong 3 ngày sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ.
3. Kiểm soát chế độ tiết mồ hôi nhờ nước ion kiềm
Những phương pháp dân gian trị chứng mồ hôi trộm, ra mồ hôi nhiều,… trên chỉ có tác dụng tạm thời. Thậm chí, tình trạng đổ mồ hôi còn trở nên tăng nặng thêm.
Thay vào đó, Tiến sĩ Yoshimitsu Inoue cho rằng, việc sử dụng nước ion kiềm tạo ra từ máy điện giải là phương pháp xử lý triệt để tình trạng đổ mồ hôi nhiều.
Sự kết hợp của tất cả những yếu tố trên giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng mạnh mẽ, giảm mất nước tối đa. Từ đó, tình trạng tiết mồ hôi nhiều sẽ dần được loại bỏ và hạn chế triệt để.
Lời kết:
Nếu còn gì thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ THẾ GIỚI NƯỚC TỐT để được tư vấn và giải đáp cụ thể:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THẾ GIỚI NƯỚC TỐT
Địa chỉ: Biệt Thự BT1i-02 (lô 16A7) Làng Việt Kiều Châu Âu, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP.Hà Nội