Đau dạ dày là bệnh rất phổ biến và được coi như “căn bệnh của xã hội hiện đại” ngày nay. Loét dạ dày – tá tràng làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Người mắc bệnh dạ dày nếu thường xuyên uống nước ion kiềm sẽ giúp hỗ trợ các tế bào niêm mạc dạ dày hoạt động hiệu quả hơn, vận chuyển các chất dinh dưỡng ra vào tế bào; cải thiện tình trạng hoạt động của các tế bào đang yếu hoặc tổn thương.
Dạ dày có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Ngoài việc dự trữ thức ăn cho hệ tiêu hóa, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở ruột non. Viêm loét dạ dày là viêm hoặc tổn thương trên niêm mạc dạ dày, tổn thương (loét) này xảy ra khi viêm dạ dày kéo dài hoặc do màng lót của dạ dày bị thủng và mô bên dưới bị lộ ra.
VIÊM LOÉT DẠ DÀY LÀ GÌ?
Viêm loét dạ dày-tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra. Vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp.
Yếu tố gây nguy cơ của bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng
Thường xuyên hút thuốc lá và uống bia rượu (hoặc các loại nước uống có cồn khác)
Bạn có biết rằng, trong khói thuốc lá có chứa hơn 200 loại chất gây hại cho sức khỏe của con người, trong đó đặc biệt là chất nicotine. Chất nicotine sẽ gây kích thích cơ chế để tiết ra nhiều cortisol – đây là tác nhân chính làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
Căng thẳng thần kinh (stress)
Những người hay bị căng thẳng, lo lắng sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng, bởi các căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng lớn đến quá trình bài tiết axit trong dạ dày.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ
Việc sinh hoạt cá nhân không điều độ như thức khuya, bỏ bữa ăn sáng hay là việc ăn uống không đúng giờ giấc, thói quen ăn khuya, lười vận động… không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn là yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng.
Nguyên nhân gây loét dạ dày-tá tràng
Hai nguyên nhân chính gây loét dạ dày-tá tràng là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP) hay dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thường dùng để trị đau khớp.
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP)
Đây là một trong những tác nhân chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ chui vào trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày-tá tràng và tiết ra các độc tố làm mất chức năng của niêm mạc chống lại axít.
Thường xuyên sử dụng thuốc các loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm
Đây là nguyên nhân thứ hai sau nhiễm vi trùng Helicobacter pylori. Việc sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm, giảm đau ở người lớn tuổi, làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, gây viêm loét dạ dày- tá tràng.
Các dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày
Đau vùng bụng trên rốn (hay còn gọi là đau vùng thượng vị)
Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hay nôn.
Mất ngủ, ngủ không ngon giấc
Ợ hơi, ợ chua, hoặc nóng rát thượng vị
Rối loạn tiêu hóa
Hệ quả của bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng
Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng nếu không được điều trị ngay sẽ trở thành mạn tính và khó có thể khỏi dứt điểm. Căn bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng có ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng như:
- Thủng dạ dày-tá tràng: Dấu hiệu của thủng là hiện tượng đau bụng dữ dội đột ngột.
- Xuất huyết tiêu hóa trên: Chảy máu ở vết viêm loét có thể dẫn đến tình trạng mất máu nhiều máu, nguy hiểm đến tính mạng. Dấu hiệu của một vết loét chảy máu bao gồm các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, nôn ra máu đỏ hay phân có màu đen.
- Hẹp môn vị: đây là dạng mô viêm xơ phát triển trên ổ loét ở môn vị-tá tràng, gây hẹp lòng ruột ngay dưới dạ dày, làm cho thức ăn khó có thể đi qua đường tiêu hóa. Các dấu hiệu của hẹp môn vị như là nôn mửa, bụng óc ách thức ăn cũ và sút cân nhanh.
Các biến chứng kể trên đều rất nghiêm trọng và có thể cần phẫu thuật. Bạn nên đến bệnh viện gần nhất để khám và điều trị khẩn.
CƠ CHẾ HỖ TRỢ CHỮA VIÊM LOÉT DẠ DÀY CỦA NƯỚC ĐIỆN GIẢI ION KIỀM
Theo bác sĩ Vũ Đức Chung – Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Quân Y 354, Hà Nội thì dư axit trong dạ dày sẽ không quá nguy hiểm nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, axit dư thừa trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh chủ quan không chịu điều trị sớm, lâu ngày có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…
CÁCH TỐT NHẤT chính là trung hòa lượng axit dư thừa bằng cách thay đổi chế độ ăn uống: ăn các loại thực phẩm giàu tính kiềm, nước uống có tính kiềm tự nhiên (nước ion kiềm) giúp cân bằng môi trường axit kiềm trong dạ dày. Tương tự như công dụng của các loại rau xanh trong việc cải thiện bệnh dạ dày, nước điện giải ion kiềm (nước ion kiềm) là loại nước có tính kiềm tự nhiên giúp trung hòa các axit dư thừa trong dạ dày, làm giảm và điều trị các triệu chứng như đau, viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản… Tuy nhiên, nước ion kiềm có sẵn tính kiềm, không cần phải trải qua quá trình chuyển hóa (tiêu hóa) như rau xanh trong cơ thể mới tạo ra tính kiềm. Đối với các loại thuốc giúp bổ sung kiềm, nước ion kiềm có nhiều ưu điểm mà các thuốc Tây y (với tính kiềm nhân tạo) không thể nào có được đó là tính kiềm tự nhiên như rau xanh.
Sang Whang (Giáo sư Bác sĩ, tác giả cuốn sách “Đảo ngược lão hóa”) đã giải thích cơ chế của nước ion kiềm trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày như sau: Để tiêu hóa thức ăn và giết chết các loại vi khuẩn, virus thì trong dạ dày luôn tiết ra axit có giá trị pH là khoảng từ 2 – 4. Khi chúng ta uống nước, đặc biệt là nước ion kiềm sau khi ăn khoảng 30 phút giúp giá trị pH trong dạ dày tăng lên cao hơn 4. Lúc này xảy ra cơ chế phản hồi trong dạ dày, phát lệnh lên thành dạ dày tiết axit clohydric nhiều hơn để đưa pH trong dạ dày trở về 4 theo cơ chế tự cân bằng.
Theo nghiên cứu bệnh học. Trong cơ thể con người luôn có cơ chế tự cân bằng, cơ thể sản sinh ra axit thì đồng thời sẽ sản sinh ra kiềm. Tuy nhiên do tác động nào đó hoặc do quá trình lão hóa, cơ chế này không đủ khỏe mạnh để cân bằng lượng axit dư thừa trong các cơ quan dễ dẫn đến tích tụ axit. Ngoài ra, khi axit trong dạ dày giảm xuống dưới 4 và quá axit dẫn đến viêm loét dạ dày và tăng axit trong máu. Quá trình diễn ra như sau: Dạ dày tạo ra axit clohydric (HCl) đồng thời tạo ra các bicarbonate (bộ đệm kiềm) để cân bằng cơ thể:
NaCl + H O + CO => HCl + NaHCO
Hoặc KCl + H O + CO => HCl + KHCO
Đặc biệt, nước ion kiềm chứa nhiều phân tử Hydro có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, loại bỏ các gốc tự do giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày như ung thư dạ dày và nhiều bệnh lý khác.
Ngoài ra, nước ion kiềm cung cấp các khoáng chất tự nhiên như Na, K, Ca, Mg… giúp thận hoạt động hiệu quả hơn (ngăn chặn hình thành sỏi thận) giúp thanh lọc, thải độc và bài tiết lượng axit dư thừa trong cơ thể hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các khoáng chất giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật và giúp bạn khỏe mạnh hơn. Các vi khoáng này là dưỡng chất rất cần thiết cho người bị viêm loét dạ dày. Đặc biệt các vi khoáng này tồn tại ở dạng ion nên giúp cơ thể càng dễ dàng hấp thụ. Kết hợp nước điện giải ion kiềm cùng chế độ dinh dưỡng lành mạnh giàu tính kiềm sẽ giúp dạ dày giảm tiết axit và giảm tác hại của axit dạ dày đã tiết ra lên niêm mạc dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày, nương nhẹ chức năng dạ dày ruột, phòng thiếu dinh dưỡng. Qua đó, giúp cho viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển chậm và chóng hồi phục hơn.
Bài viết trên đã giải thích cơ chế và tác dụng tích cực của nước ion kiềm đối với bệnh dạ dày, hi vọng sẽ là giải pháp hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày hiệu quả cho bạn, giúp nâng cao sức khỏe và phòng chống các loại bệnh tật. Nếu bạn quan tâm đến nước ion kiềm và tác dụng của loại nước này thì có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.