Nước kiềm là loại nước có lợi cho sức khỏe. Hiện nay xuất hiện 2 công nghệ tạo kiềm phổ biến là tạo kiềm tự nhiên và tạo kiềm nhân tạo. Vậy 2 cơ chế tạo kiềm này có gì khác nhau? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cụ thể về vấn đề này.
1. Nước kiềm là gì?
Tổng quan về nước kiềm
Nước có tính kiềm (hay nước kiềm) được xác định dựa trên độ pH của nước. Chỉ số pH càng lớn hơn 7 thì tính kiềm càng mạnh. Ngược lại, độ pH < 7 thì dung dịch có tính axit. Nếu pH = 7 được xem là nước trung tính.
Nguồn nước kiềm có sẵn trong tự nhiên
Nước khoáng kiềm thiên nhiên (nước kiềm tự nhiên) được tạo ra nhờ quá trình nước thẩm thấu qua các tầng địa chất, tích tụ khoáng chất kiềm tự nhiên (bicarbonate, canxi, natri, kali…), từ đó tạo nên tính kiềm cho nước.
Tuy nhiên, không phải nguồn nước nào cũng có hàm lượng lớn khoáng chất kiềm để mang đến độ kiềm cho nước. Ngoài ra, một số nguồn nước kiềm trong tự nhiên không uống được, như nước biển (pH 7,5-8,4), nước bị ô nhiễm…
Chính vì sự khó khăn và khan hiếm của nguồn nước kiềm tự nhiên nên con người đã sử dụng công nghệ cao để phát minh ra những cỗ máy tạo kiềm.
2. Sự khác nhau giữa máy tạo kiềm tự nhiên và nhân tạo
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy lọc nước có thể tạo được nước có tính kiềm như máy lọc nước ion kiềm nhập khẩu, máy lọc nước hydrogen , máy lọc nước hydrogen điện phân nước RO.
Công nghệ bù khoáng kiềm nhân tạo
Có 2 dòng máy tiêu biểu sử dụng công nghệ bù khoáng tạo tính kiềm cho nguồn nước sau lọc là máy lọc nước hydrogen khoáng gốm hoặc máy lọc nước hydrogen điện phân nước RO.
Đặc điểm chung của hai loại máy này đó chính là đều sử dụng công nghệ lọc RO giúp loại bỏ tạp chất nhưng cũng đồng thời lấy đi các vi khoáng tự nhiên cần thiết cho cơ thể có trong nước.
Quá trình tạo ra nước điện giải ion kiềm sẽ có 2 đến 3 giai đoạn tùy dòng máy.
Giai đoạn 1:
Nước đầu vào khi qua hệ thống lọc RO sẽ được loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, chất độc và vi khuẩn có trong nước.
Giai đoạn 2:
Màng lọc RO có rất nhỏ ( 0,0001 ụm ) nên các khoáng chất tự nhiên có lợi cho cơ thể có trong nước cũng bị loại bỏ theo các cặn bẩn, tạp chất, vi khuẩn.
Do đó ở giai đoạn 2 này, nhà sản xuất thường bổ sung lõi khoáng kiềm để bổ sung khoáng cho nước.
Riêng với máy lọc nước hydrogen khoáng gốm, lõi khoáng sử dụng được gọi là lõi Ceramic. Nhờ lõi này, các ion khoáng được phân ly từ những hạt Ceramic hình cầu bổ sung vào trong nước giúp nước có thêm khoáng chất, tính kiềm và hydro.
Riêng máy lọc nước hydrogen điện phân nước RO, nhà sản xuất sử dụng lõi khoáng thông thường để tái khoáng cho nước. Khoáng chất này là điều kiện cần để máy lọc nước hydrogen điện phân nước RO có thể thực hiện tiếp giai đoạn 3.
Giai đoạn 3
Chỉ áp dụng cho máy lọc nước hydrogen sử dụng điện phân nước RO.
Sau khi được cho qua lõi bù khoáng, nước sẽ được đưa vào điện phân bằng các tấm điện cực với thiết kế mắt cáo. Tại đây, tấm điện cực sẽ phân tách phân tử nước cùng các ion khoáng để tạo thành nước có tính kiềm, đồng thời tạo thêm bọt khí hydro ( được bao quanh bởi các phân tử hidrat ).
Công nghệ điện giải tạo nước ion kiềm giàu hydro tự nhiên
Công nghệ điện giải ion kiềm là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay vừa có thể đảm bảo được khoáng chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe vừa giúp nước có được tính kiềm tự nhiên, giàu hydro và cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ.
Công nghệ điện giải ion kiềm được ứng dụng trong những dòng máy lọc nước ion kiềm giàu hydro đến từ các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu hiện nay như Lifecore, Tyent…
Bên trong máy lọc nước ion kiềm giàu hydro gồm có bộ phận lọc nước và bộ phận điện giải có các tấm điện cực. Tấm điện cực phủ Platinum quy chuẩn Y tế chính là “ trái tim ” của máy để tạo ra được nguồn nước tốt nhất chăm sóc sức khỏe của con người.
Máy lọc nước ion kiềm giàu hydro trải qua 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1:
Nước đầu vào sẽ được đưa qua lõi lọc tinh của máy để lọc sạch vi khuẩn, chất bẩn. Đảm bảo nước đã sạch hoàn toàn để có thể uống được trực tiếp.
Giai đoạn 2:
Nước sau khi được lọc sạch sẽ cho qua buồng điện phân chứa các tấm điện cực Titan phủ Platinum.
Tại đây các tấm điện cực sẽ tiến hành phân tách các phân tử nước thành các ion để tạo ra nước có tính kiềm và nước có tính axit. Đồng thời tạo ra hydrogen và tái cấu trúc nước thành các phân tử siêu nhỏ.
3. Ưu điểm vượt trội của công nghệ tạo kiềm tự nhiên
Khách quan mà nói, so với các thiết bị bổ sung kiềm nhân tạo thì công nghệ tạo kiềm tự nhiên vẫn được đánh giá cao hơn rất nhiều. Cụ thể:
- Nước sau lọc vẫn giữ được khoảng kiềm tự nhiên cần thiết cho cơ thể mà không cần dùng thêm lõi bù khoáng nhân tạo.
- Nước Có được tính kiềm tự nhiên như rau xanh, giàu hydrogen chống oxy hóa và cấu trúc phân tử siêu nhỏ nhờ điện phân.
- Có nhiều tấm điện cực từ 3 – 9 tấm ( tùy model ) được làm bằng kim loại quý Titan phủ Platinum nguyên chất được chứng nhận chuẩn Y tế.
- Tạo được nhiều loại nước chức năng có dải pH rộng từ 2.5 – 11.5 phù hợp nhiều mục đích sử dụng như uống, nấu ăn, làm đẹp, sát khuẩn, pha sữa, ngâm rửa rau …
- Máy lọc nước ion kiềm được công nhận đạt chuẩn Y tế.
- Không tạo ra nước thải.
- Nước tạo ra từ 2 vòi của máy lọc nước ion kiềm đều có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Hy vọng với những chia sẻ khách quan trên sẽ giúp quý khách hàng hiểu hơn về 2 công nghệ tạo kiềm phổ biến nhất hiện nay. Để từ đó có sự lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu cá nhân.
XEM THÊM
NƯỚC ION KIỀM LÀ GÌ?
LỢI ÍCH CỦA NƯỚC ION KIỀM
MÁY TẠO KIỀM TỰ NHIÊN TỐT NHẤT HIỆN NAY